Các nhà nghiên cứu từ ĐH Queensland đã xem xét dữ liệu từ 32.154 người trong Nghiên cứu theo chiều dọc của Úc về sức khỏe phụ nữ, vốn là nghiên cứu được thực hiện từ năm 1996 về sức khỏe lâu dài của những phụ nữ được sinh trong các năm 1921 đến 1926, 1946 đến 1951 và 1973 đến 1978. Đặc biệt họ đã được sàng lọc 4 yếu tố nguy cơ bệnh tim gồm thừa cân (chỉ số khối cơ thể cao), hút thuốc, huyết áp cao và ít vận động. Để tìm hiểu mối liên quan giữa sức khỏe và hành vi, các nhà nghiên cứu dựa trên nguy cơ quy trách dân số (PAR), một công thức toán học được sử dụng để mô tả một căn bệnh biến mất bao nhiêu phần nếu người dân trong một quần thể không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nữa.
Nhìn chung, nhóm nghiên cứu thấy tỷ lệ hút thuoc la đã giảm từ 28% ở phụ nữ độ tuổi 22 đến 27 xuống 5% trong 73 – 78 tuổi. Trong khi đó, ba yếu tố còn lại gia tăng tỷ lệ. Béo phì gia tăng ở lứa tuổi 22-64, nhưng sau đó giảm theo thời gian. Huyết áp cao và ít vận động tăng đều đặn ở lứa tuổi 22-90. Với PAR 59%, hút thuốc lá gây ra nguy cơ lớn nhất bị bệnh tim trước tuổi 30. Nhưng sau khi phân tích PRA cụ thể của mỗi yếu tố sau tuổi 30, ít vận động nổi lên là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho đến khi 80 tuổi.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng các chương trình quốc gia để thúc đẩy và duy trì hoạt động thể chất suốt thời gian trưởng thành đặc biệt là khi còn trẻ, nên là một sự ưu tiên sức khỏe công cộng cao hơn cho phụ nữ”.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số yếu tố nguy cơ khác góp phần vào bệnh tim, căn bệnh hiện nay vẫn đang là nguy nhân hàng đầu gây tử vong ở nhiều quốc gia phát triển. Những yếu tố này gồm: chế độ ăn nhiều muối, sức khỏe răng miệng kém, bệnh celiac, béo phì sau sinh và di truyền kém. Nghiên cứu này nhấn mạnh lợi ích tổng thể của việc tập luyện mà các chuyên gia y tế ở Mỹ khuyến nghị rằng mọi người nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Hình thức vận động vừa phải gồm đi bộ nhanh hoặc đạp xe nhẹ nhàng, các hình thức mạnh hơn gồm chạy bộ, chạy, bơi. Nếu phụ nữ ở độ tuổi 30-90 có thể tham gia vào những hoạt động này hàng tuần, các nhà nghiên cứu ước tính chỉ tính riêng ở Austratila sẽ có 2.000 phụ nữ trung tuổi và cao tuổi được cứu sống mỗi năm.
Tóm lại: Với những người ít vận động cũng sẽ gây ra các nguy cơ có hại cho sức khỏe ngang với những người hút thuốc lá. Vì vậy, hàng ngày, hàng tuần chúng ta cần phải dành thời gian để đi bộ, đạp xe…. để giữ gìn sức khỏe của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét